Bạn chưa biết phương pháp ôn luyện thi đại học môn toán như thế nào cho hiệu quả? bạn học môn toán chưa được tốt? Vâng bài viết này sẽ giúp bạn có phương pháp học ôn luyện thi đại học môn toán hiệu quả, giúp bạn tự tin ôn luyện thi đại học
Dưới đây là những phương pháp học ôn luyện thi môn tốt hiệu quả đã được kiểm nghiệm qua kinh nghiệm học tập của nhiều thủ khoa
Trước tiên, môn toán Gia sư toán cũng như những môn lý, môn hóa, bạn cần học lý thuyết trước khi giải bài tập
Nhiều bạn học sinh thường cho rằng môn Toán chỉ cần học bài tập, phần lý thuyết có thể bỏ qua, không quan tâm. Điều này hết sức sai lầm, vì có hiểu kĩ lý thuyết mới có thể hiểu được bản chất của vấn đề, từ đó mới vận dụng lý thuyết vào các bài tập cụ thể để làm bài mới hiệu quả.
Trước mỗi bài học mới nên đọc lại phần lý thuyết bài cũ để nhớ lại các khái niệm và phương pháp đã học giúp hiểu được tốt hơn các vấn đề đặt ra trong bài mới.
Với môn học có khá nhiều công thức khó nhớ như môn Toán, học sinh nên viết các công thức hoặc các mẫu bài toán thường gặp trong mỗi bài học vào một quyển sổ nhỏ từ đó giúp ta dễ nhớ và hệ thống lại được các công thức và rất tiện lợi khi dung làm bài tập.
Bí kíp làm bài tập
Khi làm bài tập, nên phân chia từng dạng bài tập và phương pháp giải chi tiết cho từng dạng. Với mỗi dạng bài tập không cần thiết phải làm nhiều, chỉ cần làm từ 1 đến 2 bài để hiểu được kỹ lý thuyết và phương pháp giải. Việc kết nối bài tập với lý thuyết sẽ giúp hiểu sâu sắc thêm vấn đề, giúp ghi nhớ tốt hơn.
Để làm tốt một bài Toán cần đọc kỹ đề bài, kết nối các giả thiết trong đề bài với lý thuyết đã học, xác định những đại lượng công việc cần làm. Sau mỗi bài toán không quên kết luận để trả lời các câu hỏi của đề bài, hỏi gì trả lời nấy.
Về cách trình bày thì nên dựa vào một bài mẫu do thầy cô đã chữa hoặc trong sách để học trình bày. Với mỗi dạng bài chỉ cần làm và trình bày chuẩn 1 đến 2 bài.
Gạch ra những điều cần lưu ý
Sau mỗi một bài toán cần rút ra những điểm lưu ý cho riêng mình. Những lưu ý đó có thể là các kỹ thuật đặc biệt của bài toán hoặc là những công thức hoặc các lỗi bản thân hay mắc phải. Có thể viết thành một chú ý hoặc viết vào tờ giấy ghi nhớ dán vào bài tập hoặc dạng bài vừa làm.
Kiến thức trong sách giáo khoa chỉ là những kiến thức Gia sư toán nền tảng, cơ bản của môn học. Muốn học giỏi cần tập thói quen tự đọc sách giáo khoa và tham khảo để biết thêm về những kiến thức nâng cao, các dạng bài tập mở rộng từ đó có thể rút ra phương pháp học tập và cách thức làm bài cho riêng mình.
5 lỗi thí sinh thường gặp khi làm bài thi đại học môn toán
Những lưu ý của thầy cô nhằm giúp sĩ tử đạt kết quả tốt nhất cho bài thi đại học môn toán khối A, A1 vào ngày mai.
Viết chữ xấu, cẩu thả: Trình bày bài lộn xộn, không mạch lạc, ý tưởng không rõ ràng gây khó hiểu cho giám khảo.Cách khắc phục: Cố gắng viết bài rõ ràng, cẩn thận. Phân tích đề bài, tìm cách giải ngoài nháp, sắp xếp các bước thực hiện, tính toán trước các yếu tố cần thiết. Trình bày thành từng bước rõ ràng, riêng biệt từng nội dung, vẽ hình minh họa nếu cần. Làm ngắn gọn, chính xác.
Không đọc kỹ đề bài, nhầm lẫn các giả thiết: Không nắm đầy đủ các yêu cầu của đề bài, chưa làm hết câu, thiếu kết luận. Thiếu đặt các điều kiện cần thiết hoặc quên so với điều kiện sau khi giải.Cách khắc phục: Đọc đề cẩn thận, xác định chính xác giả thiết của đề bài. Chú ý đặt các điều kiện cần thiết. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nên làm phần kết luận cho từng câu để có thể kiểm tra lại đã thực hiện hết các yêu cầu của câu hỏi chưa? đã so nghiệm với các điều kiện đặt ra chưa?
Chép các dữ kiện từ đề bài ra bài làm bị sai: Tính sai một kết quả và sử dụng kết quả ấy làm tiếp dẫn tới sai hàng loạt tuy rằng cách làm đúng.Cách khắc phục: Hãy chắc chắn rằng các dữ kiện được chép ra từ đề bài là chính xác trước khi sử dụng. Kiểm tra kết quả các bước quan trọng khi kết quả đó được sử dụng cho nhiều phần khác của bài làm
Làm quá sát câu sau với câu trước: Gạch bỏ và xóa một cách cẩu thả gây mất cảm tình của giám khảo, viết chen phần sửa với phần gạch bỏ dẫn tới dễ bị chấm sót. Không đánh số thứ tự câu khi làm bài. Bỏ trống nhiều chỗ trên giấy thi, làm một câu kéo dài nhiều nơi trong bài làm dẫn tới dễ bị chấm sai, chấm sót và cộng điểm thiếu.Cách khắc phục: Không nhất thiết phải làm theo thứ tự Gia sư toán câu trong đề bài, câu nào biết làm thì làm trước nhưng nên ghi rõ bài mấy, câu mấy khi làm. Không dùng bút xóa hay gạch bỏ cẩu thả. Dùng thước gạch chéo vào phần cần bỏ và viết lại phần đúng vào phía dưới. Không viết kế bên hay ghi chèn vào phần đã gạch bỏ. Nên nháp trước cách giải để dự đoán trước các khó khăn và làm trọn vẹn từng câu, tránh bỏ trống giấy thi và làm nhiều phần của câu ở nhiều nơi trong bài
Sử dụng ký hiệu tùy tiện, không giới thiệu. Làm bài quá vắn tắt, không giải thích, thiếu lập luận. Làm bài quá dài dòng, viết cả những biến đổi lặt vặt vào bài dẫn tới bài làm bị rối và phức tạp. Chọn các phương pháp cầu kỳ, nhiều kỹ xảo trong khi có thể chọn một cách làm đơn giản.
Tuy nhiên không làm quá vắn tắt mà thiếu sự giải thích và lập luận cần thiết. Các biến đổi lặt vặt như qui đồng mẫu số, chuyển vế rút gọn có thể làm ngoài nháp và ghi kết quả Gia sư toán vào bài vì thường các biến đổi này không được tính điểm trong đáp án. Hãy tận dụng máy tính cho việc giải phương trình và hệ phương trình.
Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014
Bí quyết ôn thi đại học môn toán và những lỗi cần tránh khi làm bài thi
10:29